7 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và startup

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, trước sức ép cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là hàng loạt doanh nghiệp startup mọc lên như nấm, xây dựng thương hiệu là câu hỏi khiến nhiều chủ doanh nghiệp đắn đo. Đối diện với nhiều thách thức, khi nào nên xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng thương hiệu?

Thương hiệu hay còn gọi là brand là một cam kết mang tính chất tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng. Thương hiệu sẽ là hình ảnh phản chiếu những gì người tiêu dùng liên tưởng khi nhắc đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã xây dựng thương hiệu thành công thì chúc mừng bạn, bạn đã lấy trọn sự uy tín và tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Tạo dựng thương hiệu thành công còn giúp bạn mở đường hút vốn đầu tư và hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thương hiệu được xem là tài sản vô hình nhưng mang lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp.

Đối với khách hàng, thương hiệu là bước đệm cho trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm và lựa chọn. Đây cũng chính là một trong những lý do lớn nhất thôi thúc sự đầu tư xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Khó khăn trong vấn đề xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam?

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều sự cạnh tranh, dưới sức ép của các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài đồng thời là hàng loạt doanh nghiệp startup mọc lên chen chân vào thị trường, vấn đề xây dựng thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân được cho là do các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế về nhiều mặt đặc biệt là nguồn tài chính chưa đủ lực để hoàn thiện xây dựng thương hiệu.

Giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Một thập kỉ qua chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đường dài để sở hữu đứa con tinh thần có tên tuổi trên thị trường.

Để xây dựng và quản trị hiệu quả thương hiệu, các doanh nghiệp nên để tâm đến 5 bước cơ bản phát triển và marketing thương hiệu:

1.Xác định cấu trúc nền móng thương hiệu:

Xây dựng thương hiệu (branding) luôn luôn là cuộc chiến đường dài, vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một nền tảng vững chắc. Xác định rõ được nền móng thương hiệu sẽ là bước đệm vô cùng vững chắc cho chặng đường sau này của doanh nghiệp.

Nền móng thương hiệu doanh nghiệp cần có ngay từ những bước đầu tiên chính là bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì mà khách hàng sẽ tiếp cận đầu tiên như logo, slogan, bao bì sản phẩm, tagline, màu sắc… Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ những lợi ích mà thương hiệu có thể mang đến cho doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay không? Những yếu tố chính này sẽ được thể hiện làm sao cho thật nổi bật, ấn tượng trở thành lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp khác.

2.Định vị thương hiệu

Trong quá trình hoàn thiện nền móng thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định rõ vị trí của thương hiệu (brand positioning) đối với người tiêu dùng. Trong thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và sản phẩm dịch vụ thay thế, bài toán đặt ra cho người chủ doanh nghiệp chính là định vị thương hiệu của mình một cách rõ ràng, đơn giản nhưng phải tạo ra sự khác biệt để khách hàng có thể ghi nhớ được thương hiệu doanh nghiệp.

3.Xây dựng chiến lược thương hiệu

Một chiến lược hiệu quả và phù hợp là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại của cuộc chiến thương hiệu đường dài này. Chủ doanh nghiệp nên đặt ra những kế hoạch ngắn hạn từ 6 tháng, 1 năm đến 3 năm. Trong kế hoạch ngắn hạn này cần xác định rõ mục tiêu của từng giai đoạn, budget tối thiểu và tối đa cho từng giai đoạn, kế hoạch tập trung phát triển sản phẩm, đa dạng dịch vụ, sử dụng nhân lực như thế nào cho hiệu quả.

Vấn đề xây dựng chiến lược thương hiệu nhất định phải có một lộ trình rõ ràng, để doanh nghiệp biết mình đang ở đâu, đang làm gì, và kế hoạch trong tương lai gần cho những mục tiêu đặt ra.

4.Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp

Trong thời đại internet phát triển như hiện nay, chủ doanh nghiệp nên biết tận dụng sự phổ biến của các trang mạng xã hội để xây dựng thương hiệu. Một kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp đóng góp vai trò quan trọng trong chặng đường xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

So với các hình thức marketing truyền thống, marketing online sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Hiểu rõ đặc điểm của từng kênh truyền thông sẽ giúp chủ doanh nghiệp vận hành hiệu quả kế hoạch marketing online của mình. Năm 2019, số lượng người sử dụng Internet đạt 66% dân số cả nước trong đó, 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động. Người dùng Việt Nam dành tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet, trong đó họ dùng trung bình 2 giờ 32 phút cho có trang mạng xã hội, 2 giờ 31 phút cho các dịch vụ stream, video trực tuyến hay nghe nhạc. Bên cạnh đó, mạng xã hội phát triển vượt bậc với 62 triệu người dùng, chiếm 64% dân số Việt Nam. Đây được coi là công cụ truyền thông hiệu quả và phổ biến của tất cả các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam.

Chiến lược marketing online cho thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận được hầu hết các độ tuổi và đối tượng khách hàng hiện nay. Một chiến lược tốt sẽ đưa nền móng và định vị thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn. Đặc biệt là việc kết hợp quản trị đa kênh như quản trị Facebook , quản trị Google ads , … sẽ tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo đồng thời phân chia ngân sách phù hợp để đẩy mức độ tiếp cận khách hàng lên cao nhất.

5.Đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông

Để xác định mức độ hiệu quả của một chiến lược truyền thông, chủ doanh nghiệp cần có công cụ đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thống. Dựa vào những số liệu được thống kê, doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu trong mỗi giai đoạn cụ thể. Thông qua quá trình đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông này, doanh nghiệp sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như điểm sáng của kế hoạch truyền thông để có những phương án điều chỉnh cụ thể hơn.

Để lại một bình luận